Phương Pháp Lắp Đặt Hệ Thống Tưới Cây Tự Động

Phương Pháp Lắp Đặt Hệ Thống Tưới Cây Tự Động

Để lắp một hệ thống tưới cây thông mình, có thể cần đến một đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự lắp đặt một hệ thống cơ bản và đơn giản, những thông tin dưới đây có thể sẽ hữu ích.

Phụ kiện cần có:

  • Máy bơm nước (tăng áp): giúp tăng và ổn định áp suất của nguồn nước.
  • Bộ lọc nước: Tương tự như bộ lọc nước hồ cá ngoài trời nhưng chúng đơn giản hơn giúp lọc tạp chất, rong rêu, bụi bẩn, cải thiện chất lượng nước tưới
  • Bộ hẹn giờ Timer: dùng để cài đặt hẹn giờ bật/ tắt
  • Van điện từ: Dùng để đóng và mở nước của hệ thống
  • Ống nước PE: dẫn nước từ nguồn đến các địa điểm cần tưới. Ống dẫn nước có đường kính khác nhau,
  • Đầu tưới nước: có nhiều loại đầu tưới để lựa chọn, phù hợp với từng loại hệ thống tưới như phun mưa, nhỏ giọt, hay tưới cỏ…
  • Phụ kiện lắp nối như co nối ống, chốt bít ống, đục lỗ… để phục vụ cho việc kết nối và lắp đặt hệ thống tưới.
  • Bộ phụ kiện cho hệ thống tưới nhỏ giọt

Cách lắp đặt hệ thống tưới tự động

Trước khi lắp đặt một hệ thống tưới cây đơn giản mà tiết kiệm, ngoài những phụ kiện cần có, khảo sát bản vẽ thiết kế sân vườn hoặc địa điểm cần lắp đặt nhằm tính toán chính xác số lượng vật tư cần thiết cho hệ thống. Sau đó, tiến hành thực hiện những bước sau:

Bước 1: Gắn máy bơm

Bước 2: Phía sau máy bơm, gắn bộ cài đặt hẹn giờ thông minh – Timer. Đầu còn lại gắn vào 1 đầu dây dẫn nước.

Bước 3: Đi đường ống dẫn nước gồm các ống 27mm, ống 16mm và ống 4mm đến các vùng cần tưới nước. Bằng cách rẽ nhánh các đường ống và sử dụng các co nối ống, bạn có thể tạo ra một hệ thống đường đi của ống giúp trung chuyển nước từ nguồn chính, rẽ qua các nhánh nhỏ khác nhau và đến được với cây trồng.

Bước 4: Trên ống 16, đục lỗ vào những vị trí bạn cần tưới cây.

Bước 5: Gắn đầu tưới vào vị trí các lỗ đã đục.

Bước 6: Bít cuối đường ống chính bằng đầu bít.

Bước 7: Cài đặt thời gian trên Timer, chạy thử hệ thống và chỉnh sửa cài đặt lại theo ý muốn.

Những lưu ý khi lắp hệ thống tưới cây tự động

Để hệ thống hoạt động hiệu quả nhất, tránh những rủi ro về tắc nghẽn hoặc bất kỳ sự cố nào làm ảnh hưởng đến sự cung cấp nước cho cây, cần lưu ý những nguyên tắc cơ bản khi lắp đặt.

Độ sâu của đường ống dẫn nước: Ngày trước, đường ống nước thường được lắp nổi trên mặt đất để thuận tiện việc sửa chữa. Tuy nhiên, với yêu cầu về mỹ quan ngày càng cao, đồng thời chất lượng của hệ thống đảm bảo, hiện nay hệ thống tưới tự động thường được lắp ngầm dưới lòng đất. Ngoài thẩm mỹ, lắp ngầm giúp diện tích vườn trồng được gia tăng.

Tuy nhiên, đường ống dẫn nước cần đảm bảo độ sâu thích hợp để thuận tiện việc sửa chữa khi phát sinh, vừa đảm bảo áp suất nước tốt. Độ sâu được khuyến cáo là 400mm tính từ bề mặt đất.

Kích thước ống dẫn nước: Đường kính và chiều dài của ống phải phù hợp với nhau và phù hợp với thông số kỹ thuật, áp suất máy bơm mới đảm bảo khả năng phun tưới của đầu tưới mà vẫn tiết kiệm về mặt kinh tế.

Thiết kế, lắp đặt đầu tưới: Nếu lắp đầu tưới theo hình thức một bên sẽ dễ dẫn đến tình trạng khu vực được cấp ẩm không cân bằng: khu vực quá ẩm ướt và khu vực quá khô cằn. Giải pháp cần thiết để cả khu vườn được phun tưới đồng đều là thiết kế và lắp đặt đầu péc phun dạng đối xứng. Ngoài ra, bán kính phun tưới cần phải đáp ứng sao cho các tia nước được phun trải đều, đảm bảo toàn bộ khu vực cây trồng được phát triển tốt đều nhau. Nếu không, sau một thời gian nhất định sẽ xảy ra hiện tượng mảng xanh và mảng khô cằn xen kẽ.

Kiểm tra béc tưới và bộ lọc: Định kỳ kiểm tra đầu phun và bộ lọc để tránh trường hợp thiết bị bị tắc nghẽn, gây ứ nước, tạp chất (cát, rong rêu, bụi bẩn) và không cung cấp nước đến cây trồng đủ.

Tần suất tưới nước: Không nên lạm dụng việc tưới nước quá nhiều dẫn đến dư nước, gây úng cây. Đất quá ướt cũng làm ngăn chặn rễ cây hấp thu khí oxi có sẵn trong đất. Hơn hết, còn đi ngược lại tiêu chí tiết kiệm nước của hệ thống thông minh.

Ứng dụng của giải pháp tưới thông minh

Hiện nay, hệ thống tưới tiêu được áp dụng khá rộng rãi ở nhiều quy mô khác nhau từ hộ gia đình, đến doanh nghiệp, trang trại… Một trong những ứng dụng thường thấy nhất của hệ thống này là tưới vườn rau, tưới sân vườn và tưới cho ban công của nhà ở, văn phòng.

Tưới vườn rau: Đối với quy mô nhỏ là vườn rau của hộ gia đình, thông thường, hệ thống tưới không cần đường ống quá dài và rẽ nhánh phức tạp. Tuy nhiên, nếu là khu trồng rau của trang trại, hệ thống đường ống cần lớn và có sơ đồ rõ ràng để kiểm soát chặt chẽ việc cung cấp nước cho cây. Tưới vườn rau thường dùng hệ thống tưới nhỏ giọt. Còn đối với trang trại, họ thường kết hợp hình thức tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa.

Tưới ban công: Ban công của gia đình hay văn phòng thường được tận dụng để trồng cây cảnh, cây cho hoa hoặc rau… Đa phần là những loài cây chịu ánh sáng và nắng tốt. Tuy vậy, lắp đặt hệ thống tưới sẽ giúp cung cấp nước đủ cho cây, làm mát chúng những ngày nắng gay gắt, giúp lá và thân cây xanh mướt không bị khô cằn, đảm bảo sự sinh trưởng tốt nhất cho cây.

Đối với loại hình này, hệ thống tưới phun sương giúp làm mát tốt mà không bị vun nước xuống nền nhà hoặc lầu dưới. Trái lại, màn sương còn giúp cho không gian trở nên mát mẻ.

Tưới sân vườn: Với khu vườn có diện tích lớn, hệ thống với các đầu béc phun mưa sẽ giúp cung cấp nước đến một khu vực cây cối và thảm cỏ rộng lớn. Ngoài ra, ở những gốc cây to, hệ thống tưới nhỏ giọt cũng giúp đảm bảo lượng nước đủ, cấp ẩm một cách ổn định cho đất vườn và giảm thiểu chi phí cho gia đình.

Với bài viết cách lắp hệ thống tưới cây tự động, giải pháp thông minh & tiết kiệm, Vizento hy vọng sẽ mang đến những thông tin vô cùng hữu ích và thiết thực đến bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Khi liên hệ với chúng tôi, bạn sẽ có được tư vấn những mẫu sân vườn phù hợp nhất với giá tốt nhấtkhông phải tốn thời gian tìm kiếm.


    Popup-tu-duong-kisato